SSD là gì? Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về ổ cứng SSD

(GMT+7) - View : 137

SSD là gì? Có nên sử dụng laptop có ổ cứng SSD hay không? Để hiểu rõ về ổ cứng SSD, mời bạn đọc theo dõi ngay trong bài viết sau đây.

Ổ cứng SSD là gì?

SSD (Solid State Drive) là một ổ cứng điện tử lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ flash trạng thái rắn sử dụng bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM. Đồng thời, ổ cứng cũng bao gồm bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.

Hiện nay có 3 loại ổ cứng SSD phổ biến là M.2, NVMe và SATA. Trong đó, ổ M.2 và NVMe chỉ xuất hiện trên các kiểu máy mới hơn, trong khi ổ SATA thường được tích hợp sẵn trong laptop và máy tính để bàn.

SSD là gì? Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về ổ cứng SSD

SSD hoạt động như thế nào?

Tác dụng của ổ cứng SSD là lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng này sẽ không bị mất ngay cả khi máy tính bị tắt đột ngột.

Để thực hiện chức năng gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, ổ cứng SSD sử dụng một tấm có chứa nhiều ô điện. Các tấm này được chia thành các phần nhỏ gọi là “trang”. Dữ liệu được lưu trữ trên “trang”. Các trang gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Hơn nữa, SSD còn được gọi là ổ cứng thể rắn vì chúng được thiết kế không có bộ phận chuyển động.

SSD có khả năng ghi dữ liệu vào một trang trống trong mỗi khối. Do đó, người dùng không thể ghi đè dữ liệu trên mỗi trang riêng lẻ.

Đối với chức năng xóa dữ liệu, SSD thực hiện việc này bằng cách xác định chính xác dữ liệu nào được đánh dấu là không sử dụng. Tiếp đến, nó di chuyển dữ liệu đó đến một khối riêng biệt. Sau đó, nó loại bỏ toàn bộ khối. Đồng thời, dữ liệu bộ nhớ ngay lập tức được đặt lại về khối trả về và các trang không sử dụng sẽ bị bỏ trống.

Ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD

Ưu điểm của ổ cứng SSD

Tốc độ đọc, ghi dữ liệu và hiệu năng nhanh chóng, không gặp tình trạng full disk như khi sử dụng HDD, tốc độ khởi động và chạy phần mềm cũng cực kỳ nhanh chóng.

Ổ cứng SSD được thiết kế dạng khối nên bạn có thể thoải mái di chuyển laptop khi bật mà không sợ bị xóc sẽ khiến ổ cứng bị hỏng. Ngoài ra, ổ cứng SSD hoạt động rất êm, chạy mát hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

Giá khá cao so với các ổ cứng HDD cùng dung lượng.

SSD có số lần ghi hạn chế vì mỗi khi dữ liệu được ghi hoặc xóa dữ liệu, điện trở trong của mỗi ô tăng lên một chút, điện áp cần thiết để ghi vào ô tăng lên và cuối cùng ổ SSD sẽ mất hoàn toàn khả năng ghi dữ liệu, nhưng đừng lo lắng, điều đó không có nghĩa là tuổi thọ của nó ngắn hơn HDD đâu nhé.

Cách kiểm tra máy tính chạy SSD hay HDD?

Bước 1: Nhấn Start, nhập Defragment and Optimize Drive trong mục tìm kiếm và mở nó.

Bước 2: Khi cửa sổ Disk Defragmenter xuất hiện, hãy nhìn vào phần Media Type. Nếu công cụ liệt kê hiển thị Solid State Drive, điều đó có nghĩa là bạn đang sử dụng ổ SSD, nếu công cụ liệt kê hiển thị Hard Dick Drive, máy tính của bạn đang sử dụng ổ cứng cơ học thông thường.

Có nên sử dụng laptop có ổ cứng SSD hay không?

Nếu bạn di chuyển nhiều thì sử dụng laptop với ổ cứng SSD với khả năng chống sốc cao là lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra nếu bạn là người cần tốc độ xử lý dữ liệu cao, làm về đồ họa, kỹ thuật hay sản xuất phim thì nên dùng ổ cứng SSD vì ổ cứng này giúp truy xuất dữ liệu và khởi động hệ điều hành trên máy trong thời gian ngắn nhất có thể.

Xem thêm:

Trên đây là thông tin giải thích cho câu hỏi SSD là gì? Blog công nghệ chúc bạn sẽ có nhiều kiến thức về ổ cứng SSD nhé!